Hàng năm, trên thế giới có hàng triệu người chết do nhiễm vi khuẩn kháng thuốc, trong đó có 1,4 triệu trẻ em. Nếu bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc, người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng ở tất cả nhóm tuổi.
Thế nào là Kháng Kháng Sinh
Bộ Y tế cảnh báo kháng kháng sinh đã trở thành một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe và sự phát triển của con người. Nếu tình trạng này tiếp tục, tương lai kháng sinh sẽ trở nên vô ích và con người đứng trước những căn bệnh không còn thuốc chữa.
Tổ chức Y tế Thế giới – WHO đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 01 vẫn hiệu quả, Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 03 và 04.
Sử dụng kháng sinh sai cách còn gây ra các tác dụng tiêu cực khác cho sức khỏe như dị ứng, nhiễm độc thần kinh, giảm thính lực, chậm phát triển xương, kích ứng tiêu hóa… Lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến tăng nguy cơ kháng kháng sinh và làm giảm hệ miễn dịch ở trẻ.
Hệ Miễn Dịch Của Con Người
Hệ miễn dịch của con người cũng giống như hệ thống an ninh của mỗi quốc gia, giúp bảo vệ cơ thể 24 giờ hàng ngày khỏi các tác nhân gây bệnh. Các tế bào miễn dịch có thể tạo ra các kháng thể để tiêu diệt các yếu tố lạ thâm nhập vào cơ thể. Đó là lý do các nhà khoa học về dinh dưỡng miễn dịch chú trọng đến vai trò của phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách xác định các kháng nguyên lạ, sản sinh ra các kháng thể để tiêu diệt các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng cũng như các tế bào lạ. Ở trẻ nhỏ, khi vừa ra đời, miễn dịch bẩm sinh của bé còn rất non yếu. “Vệ sĩ” chủ chốt trong cơ thể giúp bé chống chọi với các virus, vi khuẩn gây bệnh chính là kháng thể IgG thụ động nhận được từ mẹ ở thời điểm 03 tháng cuối thai kỳ, sau đó IgG tiếp tục được cung cấp qua nguồn sữa non từ mẹ, tạo ra hệ miễn dịch đầu tiên cho bé.
Từ 06 tháng đến 03 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tạo ra “khoảng trống miễn dịch” và bắt đầu tiếp xúc mới môi trường xung quanh nhiều hơn, tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn tấn công cơ thể trẻ. Do vậy, cơ thể bé khó chống chọi được các tác nhân gây bệnh, đó cũng là nguyên nhân bé thường xuyên ốm vặt trong giai đoạn ăn dặm, tập đi….
Vai trò của IgG đối với hệ miễn dịch
Trẻ bị thiếu hụt kháng thể IgG khiến hệ miễn dịch yếu nên thường xuyên ốm vặt, mắc bệnh nhiễm khuẩn dẫn đến phải sử dụng thuốc kháng sinh. Dùng kháng sinh thường xuyên có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phát sinh nhiều bệnh, nguy cơ gặp tác dụng phụ, và dễ gây ra tình trạng kháng thuốc.
Tăng cường dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch là một biện pháp phòng ngừa. Theo đánh giá của các chuyên gia, sữa non có bổ sung thêm các thành phần miễn dịch mạnh mẽ như Lactoferrin, IgG… là một trong những thực phẩm giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên. Với hàm lượng kháng thể tự nhiên IgG cao có trong sữa miễn dịch, đây là một giải pháp hỗ trợ bổ sung cho trẻ trong những năm đầu đời rất an toàn và hiệu quả, là tiền đề cho một nền tảng cơ thể khỏe mạnh và cân bằng khi trưởng thành.